Là
ngôi
miếu
cổ
có
tiếng
trên
đất
Gia
Định
xưa,
miếu
là
nơi
thờ
Quan
Thánh
Đế
Quân,
do cộng
đồng
người
Hoa
Triều
Châu
xây
dựng
vào
giữa
thế
kỷ
18 (1737), qua nhiều
lần
trùng
tu
vào
các
năm
1866, 1901, 1969, 1984, 2008.
Miếu
có
kiến
trúc
tổng
thể hình
chữ “khẩu”.
Tiền
điện
thờ Phúc Đức
Chính
Thần,
có tượng
Mã Đầu
tướng
quân
và ngựa
Xích
Thố ở góc
gian
này.
Nội
thất
trang
trí
bao
lam, khám
thờ,
trên
đó
chạm
trổ
công
phu
từ
những
điển
tích
Trung
Hoa
đến
sinh
hoạt
đời
thường.
Miếu
cũng
phối
tự
Thiên
Hậu
Thánh
Mẫu,
Tài
Bạch
Tinh
Quân,
Văn
Xương.
Tượng
Quan
Đế
có
đặc
điểm:
mặt
đỏ
sậm,
râu
năm
chòm,
đầu
đội
mão,
mặc
áo
bào
bên
ngoài
màu
xanh
lá
cây.
Gần
50 bức
hoành
phi, câu đối
ca
tụng
Quan
Đế như:
“Thiên
cổ
nhất
nhân”
(Người
xưa
nay chỉ
có
một);
“Đan
tâm
quán
nhật”
(Lòng
thủy
chung
son sắt
như
mặt
trời)
…

Khám thờ Quan Thánh Đế Quân
Đặc
biệt,
trong
miếu
thường
thờ
các
con vật
theo
hình
tượng
Mẹ
- Con (Hổ
mẹ
- Hổ
con, Lân
mẹ
- Lân
con, Ngựa
mẹ
- Ngựa
con). Miếu
còn
có
hai
đại
hồng
chung,
được
đúc
vào
thế
kỷ
19.
Hội
quán
của
người
Hoa
Triều
Châu
và
người
Hẹ
được
đặt
hai
bên
miếu.
Lễ
Nguyên
Tiêu
rằm
tháng
Giêng
thu
hút đông
đảo
người
tham
dự.
Hàng
năm,
lễ
cúng
Quan
Đế
được
tổ
chức
vào
ngày
24 tháng
6 âm
lịch.
Ngày
này,
trẻ
con được
phát
bánh
ăn
để
được
hưởng
phúc,
người
lớn
được
cho
vay
tiền
thần. Lễ
đấu
thầu
đèn
lồng
được
tổ
chức
trọng
thể.
Tại
miếu
cũng
tổ
chức
lễ
Vu Lan,
cầu
cho
bà
con người
Hoa
có
thân
nhân
chôn
tại
nghĩa
trang
thuộc
miếu,
được
cúng
chay
là
một
sự
kiện
đặc
biệt,
thể
hiện
tính
cố
kết
khá
chặt
chẽ
giữa
tín
ngưỡng
và
tôn
giáo
trong
cộng
đồng
người
Hoa
ở Việt
Nam.
Miếu
được
Bộ Văn
Hóa
xếp
hạng
là
di tích
kiến
trúc
nghệ
thuật
Quốc
gia
theo
Quyết
định
số
43
- VH/QĐ
ngày
7 tháng
1 năm
1993.